Cổ địa lý học Thế_Pliocen

Các lục địa vẫn tiếp tục trôi dạt về phía vị trí của chúng hiện nay, có lẽ dịch chuyển từ các vị trí xa tới 250 km từ vị trí hiện tại tới các vị trí chỉ cách khoảng 70 km so với vị trí hiện nay của chúng. Nam Mỹ kết nối với Bắc Mỹ thông qua eo đất Panama trong thế Pliocen, tạo ra sự kết thúc gần như trọn vẹn của quần động vật thú có túi (Marsupialia) khác biệt tại Nam Mỹ. Sự hình thành của eo đất có hậu quả lớn đối với nhiệt độ toàn cầu, do các dòng hải lưu ấm xích đạo bị chia cắt và chu kỳ lạnh của Đại Tây Dương đã bắt đầu, với các luồng nước lạnh từ Bắc cực và Nam cực làm hạ nhiệt độ của Đại Tây Dương khi này đã bị cô lập.

Va chạm của châu Phi với châu Âu tạo ra Địa Trung Hải, chấm dứt các dấu tích của đại dương Tethys.

Các thay đổi của mực nước biển đã làm lộ thiên cầu đất liền giữa Alaskachâu Á.

Các loại đất đá trong lòng đại dương cũng bị lộ thiên rõ nét tại Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở những nơi khác chúng chỉ lộ thiên chủ yếu là ven bờ biển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế_Pliocen http://gsa.confex.com/gsa/2007AM/finalprogram/abst... http://www.merriam-webster.com/dictionary/Pliocene http://www.palaeos.com/Cenozoic/Pliocene/Pliocene.... http://dictionary.reference.com/browse/Pliocene http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/pli.html http://www.giss.nasa.gov/research/features/pliocen... http://web.archive.org/web/20011116221355/http://w... http://www.pbs.org/wgbh/evolution/change/deeptime/... http://www.sciencenews.org/articles/20020202/fob5.... http://www.stratigraphy.org/gssp.htm